Thủ tục làm Sổ đỏ đất xen kẹt

Thủ tục làm Sổ đỏ đất xen kẹt

Sổ đỏ đất đất xen kẹt đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và bảo vệ quyền sử dụng đất của chủ sở hữu. Quá trình làm sổ đỏ không chỉ là một thủ tục phức tạp mà còn liên quan chặt chẽ đến các quy định pháp luật về đất đai. Bài viết “Thủ tục làm sổ đỏ đất xen kẹt” dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về các bước thực hiện, hồ sơ cần thiết, và những quy định quan trọng liên quan đến việc làm sổ đỏ đất xen kẹt. Hãy cùng tìm hiểu để chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu đúng quy trình khi bước vào quá trình này.

Đất xen kẹt là gì?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất đai được phân loại thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Luật có quy định cụ thể về từng loại đất cụ thể trong mỗi nhóm đất, tuy nhiên không đề cập đến loại đất nào có tên gọi là đất xen kẹt. Dựa theo quy định này, đất xen kẹt được hiểu là đất vườn, đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư, hoặc đất dư sau quy hoạch:

  • Đất vườn ao nằm trong thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng chưa được công nhận đất ở là đất nằm trong phạm vi khu dân cư đã được xác định ranh giới theo quy hoạch (trường hợp chưa có quy hoạch thì xác định theo ranh giới hiện trạng của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư).
  • Đất xen kẹt là phần diện tích được xác định là đất vườn, ao khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
  • Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư là đất nằm trong phạm vi khu dân cư có đặc điểm như đối với đất vườn ao nói trên.

Thủ tục làm sổ đỏ đất xen kẹt thế nào?

Việc thực hiện thủ tục làm sổ đỏ đất xen kẹt hiện nay được nhiều người quan tâm. Quy trình này bao gồm việc chuẩn bị và nộp hồ sơ, giải quyết hồ sơ. Sau đây là những bước cụ thể cần tiến hành và cần được chuẩn bị sẽ có những việc sau đây:

1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về Quy định về hồ sơ địa chính thì:

  • Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:

+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;

+ Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;

+ Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);

+ Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08a/ĐK;

+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

+ Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì ngoài giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản này phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

+ Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

  • Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, các Điều 18, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Thông tư này thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
    + Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
    + Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
    + Nộp bản chính giấy tờ.
  • Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
    + Nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
    + Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
    + Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).

2. Thủ tục cấp Sổ đỏ đất xen kẹt 

Theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các bước cấp sổ đỏ lần đầu cho đất xen kẹt được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ như đã đề cập ở trên, người yêu cầu nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu cho đất xen kẹt tại một trong những cơ quan sau đây:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
  • Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất;
  • Bộ phận 1 cửa cấp huyện nơi có đất (nếu đã thành lập);

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc chuyên môn

  • Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc như xác nhận về tình trạng tranh chấp, thời điểm sử dụng đất, … của người sử dụng đất;
  • Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc chuyên môn như kiểm tra hồ sơ, trích đo địa chính, kiểm tra thực địa, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai,…
  • Cơ quan có thẩm quyền dựa trên hồ sơ, tờ trình của cơ quan Tài nguyên và Môi trường để quyết định cấp sổ đỏ cho người yêu cầu;

Bước 3: Người yêu cầu cấp sổ đỏ đóng nộp thuế, phí

Người yêu cầu cấp sổ đỏ có nghĩa vụ đóng thuế, phí đúng hạn, đầy đủ theo thông báo đóng nộp thuế, phí từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tiền thuế, phí mà người yêu cầu cần phải đóng nộp là tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp sổ đỏ.

Bước 4: Người yêu cầu cấp sổ đỏ nhận kết quả

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, người yêu cầu cấp sổ đỏ nộp biên lai, giấy tờ chứng minh đã nộp thuế, phí tới cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban đầu. Người sử dụng đất nhận sổ đỏ theo giấy hẹn trả kết quả.

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT THÁI DƯƠNG

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0866.222.823
Liên hệ