Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

Sổ đỏ và sổ hồng là những loại giấy tờ được sử dụng làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài khác khác gắn liền với đất. Trong thời đại hiện nay, nơi mà thị trường bất động sản ngày càng phát triển, việc hiểu rõ về các loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không thể phớt lờ. Cho đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều người đang loay hoay không biết sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng là gì? Giữa 2 loại sổ này, giá trị pháp lý có giống nhau hay không? Hãy cùng theo chân bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” có trang bìa màu đỏ, nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất ở khu vực ngoài đô thị. Loại sổ này áp dụng đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất ở nông thôn… Đối tượng được cấp sổ đỏ chủ yếu là hộ gia đình do chủ hộ đứng tên. Do mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trang bìa màu đỏ, nên người dân thường hay gọi là “sổ đỏ”.

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở”, trang bìa màu hồng, nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, khu vực đô thị, áp dụng đối với nhà ở, đất ở đô thị. Đối tượng của loại sổ này là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình, tổ chức có đủ điều kiện được cấp giấy. Do bề ngoài mẫu này có trang bìa màu hồng, nên người dân thường gọi là “sổ hồng”.

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

Mời bạn tham khảo bảng phân biệt sổ hồng và sổ đỏ để hiểu rõ hơn về bản chất của hai loại sổ này.

Loại sổ

Sổ đỏ

Sổ hồng

Bản chất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị gồm nội thành, nội thị xã cũng như thị trấn.

Màu sắc

Đỏ

Hồng

Căn cứ pháp lý cấp sổ

Nghị Định 64 – CP và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC về hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nghị Định 60 – CP và Nghị Định 88/2009/NĐ-CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền đất.

Cơ quan có thẩm quyền ban hành mẫu sổ

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Bộ xây dựng (đối với sổ hồng cũ) và Bộ Tài Nguyên – Môi Trường (đối với sổ hồng mới).

Giới hạn khu vực được phép cấp sổ

Ngoài đô thị

Cả nước

Loại tài sản được cấp sổ

Đất ở nông thôn, đất nông – lâm – ngư nghiệp, đất làm muối

Tất cả các loại đất

Quyền của chủ sở hữu sổ

Ghi nhận quyền sử dụng đất gồm: đất ở, đất sản xuất, vườn, ao, đất rừng…

Khi có công trình, tài sản xây dựng trên đất thì ghi nhận việc xây dựng công trình.

Ghi nhận quyền sở hữu đất bao gồm: số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng, mục đích…

Ghi nhận quyền sở hữu nhà bao gồm: diện tích xây dựng, diện tích sử dụng chung và riêng, kết cấu, số tầng…

Thời hạn sử dụng

Vĩnh viễn

Có thời hạn sử dụng nhất định, không vĩnh viễn

Sổ đỏ và sổ hồng cái nào có giá trị pháp lý cao hơn

Vào ngày 10/12/2009, theo Nghị Định 88/2009/NĐ-CP của Chính Phủ, đã quy định việc thống nhất hai loại giấy trên thành một loại giấy chứng nhận, được gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo một mẫu thống nhất và áp dụng trên toàn quốc cho mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định của Điều 97 trong Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho những người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và quyền sở hữu tài sản khác liên quan đến đất theo một mẫu thống nhất trên toàn quốc. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ quy định chi tiết về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng được cấp theo các quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, và xây dựng trước ngày 10.12.2009 vẫn giữ giá trị pháp lý và không cần phải chuyển sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu người có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng) đã được cấp trước ngày 10.12.2009 mà có mong muốn cấp đổi, họ có thể chuyển đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai.

  Như vậy, trong trường hợp này, cả sổ hồng và sổ đỏ đều được coi là có giá trị pháp lý như nhau sau khi chuyển đổi, và không có sự ưu tiên giữa chúng.

Chi tiết liên hệ

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0866.222.823
Liên hệ