Trong trường hợp nào thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bị hủy và Tòa án có thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? 

Tòa án hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thủ tục khởi kiện vụ án dân sự:

Đây là trường hợp Tòa án tiến hành hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật khi giải quyết vụ việc dân sự

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 theo đó một quyết định cá biệt tức là quyết định đó nhằm vào một hoặc một số đối tượng nhất định, về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với đối tượng đó. Vì vậy, trường hợp vụ việc dân sự mà có liên quan đến quyết định này thì sẽ được tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó để giải quyết.

Như vậy, theo quy định này thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem là một quyết định cá biệt bởi nó được áp dụng đối với một hoặc một số chủ thể nhất định có quyền sử dụng đất, quy định về vấn đề cụ thể là chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với chủ thể đó. Cụ thể trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho một chủ thể bất kỳ mà đương sự trong vụ án dân sự cho rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó cho chủ thể đó là gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ và không đúng theo quy định của pháp luật thì họ sẽ có quyền yêu cầu tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó trong cùng một vụ án dân sự.

Tòa án hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thủ tục khởi kiện vụ án hành chính:

Đây là trường hợp Tòa án tiến hành hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật khi giải quyết vụ án hành chính do có khiếu kiện yêu cầu hủy quyết định hành chính.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 105 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình hoặc cá nhân thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có thửa đất. Vì vậy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những quyết định hành chính cá biệt do chủ thể có thẩm quyền ban hành là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Và theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định xem xét về thẩm quyền theo cấp của tòa án khi giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét đến vấn đề hủy quyết định cá biệt được xác định theo quy định về tương ứng của Luật Tố tụng hành chính về thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tòa án nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, có thể căn cứ khoản 4 Điều 32 luật tố tụng hành chính 2015 Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính cá biệt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm giải quyết các khiếu kiện về quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính của tòa án.

Như vậy, trong trường hợp có yêu cầu về hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành trái pháp luật thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh trên cùng địa giới hành chính sẽ có thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hồ sơ, thủ tục khởi kiện yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

* Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng hành chính:

Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ

Để khởi kiện, yêu cầu hủy quyết định hành chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng của vụ án hành chính người khởi kiện cần chuẩn bị đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu chứng cứ cụ thể:

01 đơn khởi kiện theo mẫu đơn khởi kiện quyết định hành chính quy định tại Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.

Kèm theo đơn khởi kiện người khởi kiện cần chuẩn bị các tài liệu chứng cứ kèm theo có thể bao gồm: Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có); Hoặc các giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất ổn định lâu dài, không có tranh chấp như biên lai nộp thuế đất hàng năm, Quyết định giao đất, Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu trong trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể cung cấp được các tài liệu, chứng cứ yêu cầu thì người khởi kiện cần phải cung cấp những tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. 

Bước 2: Người khởi kiện cần xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đối với trường hợp yêu cầu hủy Quyết định hành chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có thửa đất ban hành thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính về việc yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi căn cứ theo Khoản 2 Điều 105 Luật đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình hoặc cá nhân. Đồng thời, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những quyết định hành chính do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành. Và căn cứ theo quy định tại khoản 4 điều 32 Luật tố tụng Hành chính thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính đối với quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với tòa án.

Bước 3: Nộp đơn khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã xác định được Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính về việc yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người khởi kiện sẽ tiến hành nộp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức dưới đây:

Thứ nhất, người khởi kiện phải nộp trực tiếp tại trụ sở của tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền trên cùng địa giới hành chính với Ủy ban nhân dân cấp huyện đã ban hành quyết định hành chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thứ hai, người khởi kiện nộp qua dịch vụ bưu chính.

Thứ ba, người khởi kiện cũng có thể thực hiện nộp đơn khởi kiện kèm theo tài liệu chứng qua hình thức trực tuyến tại cổng Thông tin điện tử của tòa án nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và thụ lý vụ việc.

Sau khi đã tiếp nhận được đơn khởi kiện kèm theo tài liệu chứng cứ của người khởi kiện vụ án hành chính Chánh án tòa án sẽ phân công thẩm phán và thư ký để giải quyết vụ án. Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày được phân công thì thẩm phán sẽ ra thông báo yêu cầu người khởi kiện tiến hành việc nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.

Trong thời hạn mà pháp luật quy định thì người khởi kiện có nghĩa vụ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí sẽ mang biên lai nộp tiền tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án dân sự nộp tại Tòa án để Thư ký tiến hành vào sổ thụ lý. Trừ trường hợp người khởi kiện thuộc vào đối tượng được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định Thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định Luật Tố tụng Hành chính là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; Riêng đối với trường hợp vụ án hành chính phức tạp hoặc có các trở ngại khách quan không thể giải quyết trong thời hạn 03 tháng thì Chánh án có thể ra quyết định gia hạn chuẩn bị xét xử tối đa 01 lần nhưng thời gian gia hạn không quá 02 tháng.

Bước 6: Xét xử

Bước 7: Thi hành án

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com / https://luatsudatdaivietnam.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0866.222.823
Liên hệ