Giải quyết tranh chấp đất liền kề

Giải quyết tranh chấp đất liền kề

Trong bối cảnh ngày càng gia tăng nhu cầu sử dụng đất đai, tranh chấp về đất liền kề trở thành một vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Việc giải quyết tranh chấp này không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết vững về quy định pháp luật liên quan mà còn đề xuất những giải pháp linh hoạt và công bằng. Đặc biệt, quá trình này cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan để tìm ra giải pháp tối ưu, góp phần tạo ra một môi trường sống và phát triển bền vững cho cộng đồng. Trong bối cảnh này, việc đưa ra quyết định công bằng và minh bạch là chìa khóa quan trọng để giải quyết tranh chấp đất liền kề một cách hiệu quả.

Thế nào là ranh giới thửa đất

Theo quy định tại khoản1 điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về thửa đất như sau:

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

Ranh giới sử dụng đất đai được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa; được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính

Quy định về ranh giới giữa các thửa đất

Căn cứ theo điều 175 BLDS 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản như sau:

– Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

– Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp

Bước thứ nhất, các bên có thể tự hòa giải tranh chấp đất đai thông qua tự thỏa thuận, bàn bạc trên tinh thần tự nguyện, tôn trọng lợi ích của nhau. Nếu không hào giải được thì đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Sau khi nhận được đơn, Ủy ban cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân và thu thập các tài liệu có liên quan. Sau đó phải thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp và tiến hành tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên và thành viên Hội đồng hòa giải. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.

Bước thứ hai, nếu tranh chấp đất đai đã được hòa giải nhưng không thành thì đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh để được giải quyết.

Sau đó, chủ tích Ủy ban cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. Cơ quan này có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn luật đất đai giải quyết tranh chấp (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp.

Bước thứ ba, trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu chủ tịch ủy ban cấp huyện giải quyết, hoặc Bộ trưởng Bộ TN & MT nếu Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh giải quyết.

Bước thứ tư, trong quá trình giải quyết tranh chấp ngay từ bước thứ hai, đương sự vẫn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết theo quy định.

(Điều 202, điều 203 Luật đất đai năm 2013 và mục 4, chương 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP)

Như vậy, tranh chấp đất đai về ranh giới liền kề, mốc giới đất là một dạng tranh chấp diễn ra rất phổ biển trong đời sống xã hội. Khi phát sinh tranh chấp đương sự phải trải qua một quá trình giải quyết theo trình tự, thủ tục mà luật định nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, để giảm thiểu thời gian và công sức, khi phát dinh tranh chấp các đương sự nên ngồi lại và thỏa thuận dựa trên sự tự nguyện, tôn trọng quyền và lợi ích của nhau.

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT THÁI DƯƠNG

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0866.222.823
Liên hệ