Giải quyết tranh chấp đất đai đã được cấp sổ đỏ như thế nào?

Giải quyết tranh chấp đất đai đã được cấp sổ đỏ như thế nào?

Tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp xảy ra rất phổ biến trong đời sống thường ngày, kể cả là tranh chấp đất đai khi đã được cấp sổ đỏ. Trong quá trình sở hữu đất đai, việc có được sổ đỏ là một bước quan trọng giúp xác nhận quyền lợi và giảm thiểu rủi ro tranh chấp. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tránh khỏi những tranh chấp. Vậy làm thế nào để giải quyết tranh chấp đất đai trong tình huống này? 

Tranh chấp đất đai là gì? Tranh chấp đất đai khi đã được cấp sổ đỏ là gì?

   Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. 

   Sổ đỏ là một cách gọi thông dụng của người dân đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

   Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận (sổ đỏ) là tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa người đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với các chủ thể khác. Khi tranh chấp đất đai xảy ra, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem là chứng cứ quan trọng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.

Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ như thế nào?

a, Đàm phán giải quyết tranh chấp đất đã có sổ đỏ

   Khi xảy ra vụ việc tranh chấp, các bên thường có tâm lý rất khó chịu và không còn giữ được hòa khí với nhau nữa. Các bên thường muốn làm sao để giải quyết thật nhanh chóng, làm rõ vấn đề còn mâu thuẫn và phân định rõ ràng ai đúng ai sai trong trường hợp này. Thậm chí, có thể giải quyết tranh chấp một cách quyết liệt như khởi kiện đến cùng ra Tòa án hoặc yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền xem xét. Nhưng những cách làm này thường trải qua một quá trình kéo dài, với nhiều bước giải quyết. Như vậy, khi tranh chấp phát sinh giữa các bên chưa quá trầm trọng, các bên có thể ưu tiên phương pháp khéo léo tự thỏa thuận, đàm phán, hòa giải với nhau để đưa ra phương án giải quyết hiệu quả nhất mà tránh tốn kém chi phí và thời gian.  

   Hòa giải là việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải giúp các bên hiểu lẫn nhau, đưa tranh chấp không vượt qua giới hạn nghiêm trọng, góp phần tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc để theo đuổi vụ kiện. Chính vì vậy, nhà nước luôn khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai qua hòa giải ở cơ sở. Hòa giải có thể diễn ra với sự tham gia của 2 bên chủ thể trong tranh chấp hoặc có sự tham gia của bên thứ ba (hòa giải viên hoặc trọng tài).Đối với tranh chấp mà các bên không thể tự hòa giải với nhau thì có thể gửi đơn tới UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

b, Hòa giải tranh chấp đất đã có sổ đỏ tại UBND xã

   Khi các bên không thể tìm ra tiếng nói chung thì có thể yêu cầu UBND xã đứng ra hòa giải. Kết quả hòa giải tại UBND xã là một trong những điều kiện cần khi khởi kiện tại Tòa án.     Theo quy định tại nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP như sau: “Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015″

   Trước tiên các bên cần gửi đơn yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải. Khi nhận được đơn, chủ tịch UBND xã sẽ sắp xếp tổ chức hòa giải tranh chấp đất đã có sổ đỏ trong thời hạn 45 ngày. Sau khi ấn định được thời gian hòa giải, UBND xã sẽ tổ chức thông báo tới các bên liên quan. Buổi hòa giải được tổ chức với đầy đủ các bên tham gia theo đúng quy định của luật. Kết quả của buổi hòa giải dù có hòa giải thành công hay không cũng đều phải lập lại thành biên bản. Đây cũng là một trong những điều kiện cần có để Tòa án thụ lý nếu các bên khởi kiện tại Tòa án.

c, Thuê Luật sư đất đai tham gia vào quá trình đàm phán

   Không ít trường hợp khi các bên đàm phán giải quyết tranh chấp đất đai với nhau thì lại tìm ra được phương án giải quyết. Việc làm này không những giảm thiểu việc tiêu tốn thời gian, tiền bạc của các bên mà còn giúp cho hòa khí các bên tranh chấp không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu các bên lo ngại mình chưa am hiểu các quy định của pháp luật, hoặc sợ rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình không được đảm bảo, muốn có người am hiểu pháp luật tham gia cùng vào quá trình đàm phán thì có thể thuê luật sư trong trường hợp này. Chi phí thuê luật sư là tùy thuộc vào nhu cầu tham gia của các bên tranh chấp, tính phức tạp của vụ việc tranh chấp và quy chế hoạt động của các văn phòng, công ty luật. Đây cũng là một giải pháp an toàn để các bên bảo vệ quyền lợi của mình.

d, Khởi kiện tranh chấp đất có sổ đỏ ra Tòa án

   Đây là biện pháp giải quyết tranh chấp cuối cùng, khi đã đàm phán, hòa giải tranh chấp đất đai với nhau nhưng vẫn không đạt được tiếng nói chung thì các bên có thể lựa chọn giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Khi đó cần phải nộp án phí để Tòa án tiến hành giải quyết vụ án tranh chấp đất đai.

Án phí giải quyết tranh chấp đất đai

   Án phí là khoản tiền mà đương sự phải nộp để Tòa án xét xử một vụ án. Mức án phí này được quy định cụ thể, tùy vào từng trường hợp. Giá trị quyền sử dụng đất càng lớn thì án phí phải nộp càng nhiều. Mức án phí này được xác định như sau:

a, Tiền tạm ứng án phí giải quyết tranh chấp đất đai

   Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí này bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch. Phí này Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp. Tuy nhiên sẽ không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

b, Án phí giải quyết tranh chấp đất đai

   Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

  • Tranh chấp đất đai mà Tòa án không xem xét giá trị. Tòa án chỉ xem xét quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch (án phí là 300.000 đồng).
  • Tranh chấp đất đai mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Mức tạm ứng án phí, án phí đối vớ từng trường hợp cụ thể, với giá trị tài sản khác nhau đã được quy định rõ tại  Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Cụ thể như sau:

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

Mức thu

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT THÁI DƯƠNG

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: [email protected]

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0866.222.823
Contact