Đất đang tranh chấp có cấp được sổ đỏ không?

Đất đang tranh chấp có cấp được sổ đỏ không?

Trong thực tế quản lý đất đai, tình trạng tranh chấp về quyền sử dụng đất là một vấn đề phức tạp và thường xuyên gây nhiều khó khăn cho những người liên quan. Trong bối cảnh này, việc cấp sổ đỏ cho những khu vực đất đang bị tranh chấp trở thành một thách thức lớn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hợp pháp và khả thi của việc này. Trong bài viết này, Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu liệu đất đang tranh chấp có thể được cấp sổ đỏ hay không, và những yếu tố quyết định quy trình này.

Thế nào là đất đang tranh chấp ?

Tại khoản 24 điều 3 Luật đất đai có nêu định nghĩa về tranh chấp đất đai như sau “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Đối với định nghĩa tại Điều trên thì tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng. Cụ thể rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai.

Trường hợp với phạm vi rộng như vậy sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.

Theo đó, cần xác định tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp hơn. Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định cụ thể rằng:

– Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Đất đang tranh chấp có được cấp sổ đỏ không ?

Điều 101 Luật đất đai 

Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định các điều kiện để cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất :

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy người sử dụng đất chỉ có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

  •  Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai
  • Được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch
  •  Đối với các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

+) Được Nhà nước cho phép hoạt động;

+)  Không có tranh chấp;

+)  Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.

  • Trong quá trình sử dụng đất, người sử dụng đất phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định. Các nghĩa vụ tài chính có thể bao gồm: tiền thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp giấy chứng nhận,…;

Như vậy, theo quy định nêu trên cho thấy đất đang tranh chấp không được phép xin cấp Sổ đỏ bởi không đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Việc cấp sổ đỏ chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi người sử dụng đất đã giải quyết xong các tranh chấp về đất đai. 

Biện pháp giải quyết khi có tranh chấp đất đai ?

Đầu tiên, cần giải quyết vấn đề đang xảy ra tranh chấp bằng cách thức hòa giải. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Một là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; đối với trường hợp này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân theo quy định.

Hai là: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Khi tranh chấp đất đai được giải quyết thì xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;  thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất sau giải quyết tranh chấp.;..

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT THÁI DƯƠNG

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0866.222.823
Liên hệ